Mua bán nhà đất Hải Phòng
Những quy định về luật cần nắm khi mua nhà đất Hải Phòng
- Thủ tục khi mua bán nhà đất Hải Phòng
Khi người bán và người mua đã thỏa thuận được giá cả, 2 bên sẽ tiến hành làm thủ tục mua bán nhà đất như sau:
Bước 1: Các bên mua bán đến lập hợp đồng mua bán tại cơ quan công chứng (không phân biệt địa bàn), kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở và giấy tờ tuỳ thân. Hợp đồng có thể được soạn sẵn hoặc do công chứng viên soạn.
Bước 2: Một trong hai bên nộp hồ sơ mua bán tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức).
Trường hợp bán một phần nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở thì phải kèm theo bản vẽ sơ đồ diện tích nhà ở, đất ở có thẩm tra của của cơ quan quản lý nhà ở nếu tại đô thị, có xác nhận của UBND cấp xã nếu tại nông thôn.
Bước 3: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Bước 4: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.
Bước 5: Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
Theo quy định của pháp luật, các tỉnh, thành phố sẽ có quy định cụ thể trình tự chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở cho phù hợp với từng địa phương.
- Người bán cần cung cấp những giấy tờ hợp lệ sau
Bản sao giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp như Giấy phép xây dựng; hợp đồng mua bán nhà ở có xác nhận của UBND cấp xã...
Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở do chủ nhà thuê đơn vị có chức năng đo vẽ thực hiện. Nếu do chủ nhà tự đo vẽ thì phải có thẩm tra của cơ quan quản lý nhà ở cấp quận nếu tại đô thị, có thẩm tra của UBND xã nếu tại nông thôn.
Khi thủ tục mua bán nhà đất của bạn được ra công chứng, cơ quan nhà nước (UBND, bộ tài nguyên và môi trường,...) sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các bản sao với giấy tờ gốc, chứng thực tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Nếu hồ sơ đã có đủ các giấy tờ theo qui định thì cơ quan tiếp nhận sẽ chứng thực. Nếu hồ sơ không đủ các giấy tờ theo qui định thì bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể để bổ sung hồ sơ.
Để đúng theo thủ tục mua bán nhà đất như pháp luật quy định, hợp đồng mua bán phải được xác thực tại cơ quan công chứng, kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở và giấy tờ tuỳ thân. Hợp đồng mua bán có thể được soạn sẵn hoặc do công chứng viên soạn.
Về việc đặt cọc phải trả lúc nào là do hai bên tự thoả thuận với nhau và nêu ra trong hợp đồng. Trước khi nộp tiền đặt cọc, bạn cần đọc kỹ hợp đồng đặt cọc mua bán nhà để tránh tranh chấp sau này. Thông thường mức tiền đặt cọc là 10% giá trị thực tế hợp đồng và bên nào chấm dứt hợp đồng phải chịu đền bù cho bên kia số tiền tương đương với số tiền đặt cọc. Nhưng chỉ khi hợp đồng mua bán có chứng thực nhà nước thì việc đền bù đó mới được pháp luật công nhận.
Tương tự, lúc nào bên mua phải trả hết số tiền còn lại cho bên bán cũng là do thoả thuận của 2 bên và được ghi rõ trong hợp đồng.
Khi làm hợp đồng mua bán nhà đất, 2 bên cần thỏa thuận nêu rõ điều khoản nếu sau này có xảy ra trường hợp người mua đã trả hết tiền nhưng vẫn không thể hoàn tất được thủ tục cấp giấy sở hữu nhà đất thì sẽ giải quyết như thế nào.
Như: 2 bên có thể đến phòng công chứng để ký thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng mua bán đã ký kết và bên bán phải trả lại toàn bộ số tiền bên mua đã đưa hay bên mua vẫn mua căn nhà đó nhưng bên bán phải bồi thường một khoản vì không thể chuyển quyền sở hữu được.
Lưu ý khi mua nhà đất Hải Phòng
- Yếu tố quy hoạch, pháp lý
Cần thận trọng không mua nhà Hải Phòng nằm trong diện quy hoạch giải toả. Kiểm tra hồ sơ địa chính xã, quận, hoặc Sở Tài Nguyên Môi trường xem có dự án nào khu vực đó không. Tốt nhất nên mua đất đã có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hợp pháp để tránh tranh chấp, và dễ dàng hơn cho việc giải phóng đền bù nếu xảy ra.
Sổ đỏ đất thổ cư sử dụng lâu dài, chủ đất chỉ rõ ranh giới với đất liền kề bên cạnh, cần xác minh của địa chính xã, phường. Phải lưu ý về diện tích giới hạn khi tách thửa. Diện tích giới hạn này là 30m2, vì dưới 30m2 nếu cấp sổ đỏ mới thì vô cùng khó khan (do luật không cho phép), chỉ trừ những trường hợp dưới 30m2 đã có sổ trước đó.
Khi mua đất, cần thận trọng trong các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua đất: hợp đồng cần có chữ ký xác nhận của cả chồng lẫn vợ (bên bán), bố mẹ con cái anh chị em trong gia đình (tìm hiểu trong sổ hộ khẩu gia đình), để tránh tranh chấp về tài sản sau này, hợp đồng phải có xác nhận của cơ quan công chứng nhà nước.
Trường hợp đất là tài sản thừa kế các thành viên được thừa kế phải ký vào biên bản đồng thuận bán đất trước khi làm hợp đồng đặt cọc.
- Phong thủy
Trong phong thuỷ, người ta quan niệm "Trạch mệnh phải tương phối". Trạch ở đây là đất, mệnh là người, trạch mệnh tương phối nghĩa là đất và người phải hoà hợp với nhau, không xung khắc. Trong trạch có hai loại là Đông tứ trạch và Tây tứ trạch. Người cũng gồm hai nhóm là Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh. Quan niệm phong thuỷ cho rằng, người Đông tứ mệnh thích hợp ở khu đất Đông tứ trạch và ngược lại, người Tây tứ mệnh thì thích hợp ở khu đất Tây tứ trạch. Mệnh của người phụ thuộc vào tuổi, trạch của đất phụ thuộc vào hướng.
Trong phong thuỷ, người ta cũng quan trọng về hình thế đất. Khu đất phải nằm ở vị trí đẹp, bằng phẳng, phía tả là thanh long, hữu là bạch hổ, lưng phải "tựa sơn", mặt phải "hướng thuỷ". Đất phải nở hậu (chiều rộng đất phía sau to hơn phía trước). Phía trước mặt không nên có miếu mạo đền thờ, mồ mả, cột điện, cây, hay con đường cắm thẳng vào khu đất, cũng không tốt. Các quy định này thực tế khá phong phú, nên cần có một chuyên gia đến xem và hướng dẫn cụ thể mới có thể lựa chọn chính xác được.
- Điều kiện sinh hoạt
Khu đất nên ở trong khu vực có dân trí cao, điện nước đầy đủ, đường rộng hè thoáng, đi lại thuận tiện không bị cản trở, gần chợ, trường học,...
- Địa chất, thủy văn
Một vấn đề cũng gặp nhiều trong quá trình mua bán, đó là các khu đất nằm trên các khu vực ao hồ lấp, địa chất nền đất yếu. So sánh đất tại đó với đất bên cạnh. Khi mua đất, chủ nhà thường không để ý tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Việc địa chất nền đất yếu dẫn đến rất tốn kém về chi phí gia cố nền đất. Ngoài ra cần lưu ý nhà có nằm trong khu vực bị ngập khi mưa lớn hay không.
- Giá cả, đặt cọc, thanh toán
Quan trọng nhất giá cả phải hợp lý, phải tham khảo giá nhà đất trước khi đặt vấn đề mua để không bị hớ. Đặt cọc giữ chỗ, tiền cọc tuỳ thuộc yêu cầu của bên mua (không nên quá 10% giá trị hợp đồng); Tiếp theo, mời địa chính xã, phường vào đo đạc; khi nhận được giấy xác nhận chủ sở hữu đất, nhà do cơ quan có thẩm quyền cấp đứng tên người mua mới thanh toán hết tiền.
Việc làm hồ sơ do cơ quan chức năng tiến hành. Cả hai bên (bán và mua) cùng đến phòng công chứng công chứng hợp đồng mua bán, nhớ mang theo giấy tờ gốc gồm chứng minh thư, sổ hộ khẩu, sổ đỏ, đăng ký kết hôn. Không nộp hồ sơ ở bộ phận một cửa, mà nộp ở phòng nhà đất. Thuế trước bạ 0,5%, thuế thu nhập cá nhân 2%. Chi phí tách thửa, do bên mua hay bên bán chịu,… ban công).
- Khả năng bán lại cao
Với tất cả những yếu tố trên cần phải tích hợp thêm khả năng bán lại được giá tốt, tính đến khi mình có nhiều tiền cần đổi chỗ ở mới.
7 sai lầm cần tránh khi mua nhà ở Hải Phòng
Mua nhà là một trong những việc rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và cả gia đình, người mua nhà nên tránh những sai lầm phổ biến sau đây:
- Đừng mua nhà nếu có kế hoạch chuyển đi sớm
Có thể bạn đã quá mệt mỏi với khoản tiền thuê nhà đắt đỏ hàng tháng và mong muốn được sở hữu một căn nhà cho riêng mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dự định ở trong một vài năm thì đây có vẻ không phải thời điểm hợp lý để mua nhà.
- Phá vỡ ngân sách đã đặt ra
Khi đi mua nhà, một số người sẽ gặp phải tình trạng vượt quá ngân sách cho phép. Ví dụ, bạn chỉ có khoảng 1 tỷ đồng, nhưng giá căn nhà bạn muốn mua lại lên đến 1,5 tỷ đồng. Vì quá yêu thích căn nhà đó, bạn sẽ vay mượn từ ngân hàng và người thân để chi trả cho cuộc mua bán này. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là nên xác định số tiền nhiều nhất có thể mà bạn sẽ trả cho căn nhà mới, và chỉ tìm kiếm thông tin về những ngôi nhà nằm trong giới hạn ngân sách đã đặt ra.
- Bỏ qua những chi phí phát sinh
Việc mua một căn nhà mới không đơn thuần chỉ bao gồm tiền mua nhà, chi phí vận chuyển đồ đạc mà còn kéo theo nhiều chi phí có thể phát sinh khác như tiền sửa chữa, phí dịch vụ... Ngoài ra giá điện nước đắt đỏ, không gần các khu mua sắm hay cách xa trường học, nơi làm việc cũng sẽ khiến bạn phát sinh thêm nhiều chi phí khi sống tại đây.
- Không "mặc cả"
Ngay cả với một người bán nhà khó tính nhất, nếu biết cách thỏa thuận bạn vẫn có thể yêu cầu giảm giá được đôi chút. Tham khảo giá cả thị trường và đưa ra mức giá thấp hơn giá mà người chủ đưa ra một cách hợp lý.
- Không thể hiện các thỏa thuận bằng văn bản
Nhiều người mua nhà nghĩ rằng họ sẽ được sở hữu cả những dụng cụ làm bếp, rèm cửa, bình nóng lạnh... hay một số vật dụng từ người chủ cũ để lại. Tuy nhiên, khi nhận nhà lại không còn những đồ vật đó. Vì vậy, trước khi mua nhà, hãy thỏa thuận rõ ràng những thứ bạn được giữ lại, ghi chép lại cẩn thận trong hợp đồng. Đừng quên hỏi lại người chủ nhà nếu bạn không thấy những đồ vật đó khi giao nhận nhà.
- Không kiểm tra nhà kỹ càng
Cho dù nhìn bề ngoài ngôi nhà mà bạn định mua thật tuyệt vời, nhưng bạn vẫn nên nhờ một người có kiến thức chuyên môn kiểm tra lại trước khi mua. Một người chuyên nghiệp sẽ giúp bạn phát hiện ra sự cố về đường dây điện, nước, ống khói, thậm chí những vết rạn nứt nhỏ nhưng có thể ẩn chứa nhiều nguy hiểm lớn... Thông qua đó, bạn có thể trao đổi lại về giá cả cũng như tìm biện pháp khắc phục.
- Nghĩ rằng nhà mới đồng nghĩa với mọi thứ đều cần mới
Nhiều người sau khi mua một ngôi nhà mới xinh đẹp, nhìn lại chiếc ô tô cũ của mình và nghĩ "Mình nên mua một chiếc ô tô mới". Một số người khác thì cho rằng với phòng khách mới sang trọng như thế này, việc dùng lại những đồ nội thất cũ là không phù hợp. Bạn chắc chắn không muốn "ngập" trong các khoản nợ nần, vì vậy hãy sống tại căn nhà đó một thời gian, xác định những thứ cần mua mới, và lên kế hoạch tiết kiệm để làm việc đó.
Xem thêm mua bán nhà đất Hải Phòng uy tín, nhanh nhất tại đâu?
Xem thêm thông tin mua bán nhà đất Hải Phòng mới nhất tại MuaBanNhanh.com. Để được cập nhật thông tin mua bán nhà đất Hải Phòng tốt nhất hiện nay hãy xem ngay: Mua bán nhà đất giá rẻ
Nguồn: https://blog.muabannhanh.com/mua-ban-nha-dat-hai-phong/60040