Máy ảnh kỹ thuật số Nikon cũ giá rẻ chất lượng
Nikon là thương hiệu máy ảnh DSLR số 1 tại thị trường Nhật Bản nhưng tại Việt Nam, Nikon chỉ đứng thứ hai sau Canon. Dù vậy, nếu bạn quan tâm tới thương hiệu máy ảnh này, những model dưới đây hiện đang là những dòng máy ảnh DSLR hiện đại và tốt nhất của Nikon.
Những máy ảnh DSLR tốt nhất của Niko
Nikon D3000
D3000 có lẽ là một trong những máy DSLR giá rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, màn hình LCD 3-inch và hệ thống lấy nét tự động (AF) 11 điểm của máy đủ sức cạnh tranh với khá nhiều dòng máy mới ra. Model này hiện đang bị thay thế dần bởi Nikon D3100, mặc dù vẫn bán tốt do rẻ hơn D3100 gần 100 USD.
Nikon D3100
D3100 thay thế D3000 trong vai trò là chiếc máy ảnh DSLR dòng entry-level cơ bản nhất của Nikon. Máy có cảm biến 4.2MP, cho khả năng chụp những bức ảnh JPEG chất lượng cao, khả năng xem "sống" Live View và các tùy chọn quay phim full HD 1080p.
Nikon D5000
Nikon D5000 là model được xem là cầu nối khoảng cách giữa các model tầm trung ít tính năng và không còn sản xuất là D60, D40 với dòng tầm trung D90. Máy có khả năng quay video HD, với số điểm ảnh hiệu dụng 12 megapixel. Máy còn có một màn hình Live View nghiêng lật được, cho phép chụp ảnh ở các góc chụp khó. Hệ thống lấy nét AF của D5000 gần như giống hệt dòng D90, ngoại trừ tính năng theo dõi chủ thể. Cảm biến của D5000 thì tương tự như trong D90 và D300, cho chất lượng ảnh cao ở các mức ISO 100-6400.
Nikon D90
D90 là model máy DSLR tầm trung đầu tiên của Nikon trang bị khả năng quay video HD, màn hình 3 inch LCD độ phân giải cao, hệ thống AF 11 điểm và tốc độ chụp liên tiếp 4.5fps. Cảm biến CMOS 12.3-megapixel của D90 sử dụng công nghệ "thừa kế" từ D300, có vẻ như một cách cẩn thận cho thấy nó có thể không được khá giống nhau, mặc dù dải ISO từ 200-3200, nhưng có thể được mở rộng ở hai đầu đến 100 hoặc 6400. D90 là chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên trên thế giới có chế độ Movie, quay phim với độ phân giải tối đa 1.280 x 720 pixels ở tốc độ 24fps dù vẫn còn một số hạn chế.
Nikon D5100
Ra đời nhằm thay thế Nikon D5000, D5100 được xếp trên model D3100 và dưới D7000. Tuy nhiên, Nikon D5100 có cùng một bộ cảm biến CMOS 16.2 triệu điểm ảnh và bộ xử lý EXPEED 2 tương tự trên Nikon D7000. Tuy nhiên, giống như model D5000 mà nó thay thế, hệ thống cân bằng trắng và hệ thống đo sáng của D5100 sử dụng thông tin từ cảm biến RGB 420-pixel (D7000 sử dụng thiết bị RGB 2.016 pixel) và hệ thống tự động lấy nét (AF) có 11 điểm (D7000 có hệ thống AF 39 điểm). Máy có dải ISO có thể được thiết lập từ ISO 100 - 6400, và có khả năng mở rộng tương đương với ISO 25600 (Hi 2).
Nikon D7000
Cảm biến CMOS của Nikon D7000 cho độ phân giải 16.2 triệu điểm ảnh, cao hơn tất cả các máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến APS-C (định dạng DX) của Nikon. Thực tế, Nikon đã có model D3X sử dụng cảm biến full-frame (định dạng FX) cho độ phân giải lên tới 24,5 triệu điểm ảnh. Tuy nhiên, D7000 hướng tới những người đam mê nhiếp ảnh, và nằm giữa hai model D300S và D90. Về tính năng, máy giống với D90 nhưng hình thức thì giống D300S với một lớp vỏ thân máy bằng hợp kim magiê chứ không phải polycarbonate như D90.
Nikon D300S
D300S được xếp vào hàng DSLR tầm trung với hệ thống lấy nét và tốc độ chụp nhanh hơn, cao hơn D7000 một chút. Với những người sẵn sàng từ bỏ sự sang trọng của một thân máy full-frame như D700 của Nikon, Canon 5D MK II hay Sony Alpha A900, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 500 USD nếu bạn lựa chọn model đã giảm gọn kích thước như Nikon D300S.
Nikon D700
D700 sử dụng cảm biến CMOS định dạng FX của Nikon, nghĩa là kích thước của cảm biến tương đương một khung hình của phim 35mm. D700 có màn hình LCD 3 inch độ phân giải cao 920.000 điểm ảnh, và cảm biến CMOS 12 megapixel đã được chứng minh trong dòng Nikon D3. Máy có thể chụp ở tốc độ ISO "không thể tin được" là 100-25.600. Điểm yếu của máy là không hỗ trợ quay video HD.
Nikon D3s
D3s là dòng máy mới ra của Nikon, có hình thức giống model D3s 24.5 MP và D3 12.1MP. Máy có thể chụp liên tiếp ở tốc độ 9fps (tăng lên đến 11fps ở định dạng DX), sử dụng cảm biến 12.1MP và quay phim HD, độ nhạy ISO tối đa lên tới 102.400.
Nikon D3x
Model hiện đại nhất của Nikon này được trang bị một thân máy chống chịu được thời tiết khắc nghiệt, bao gồm một lớp vỏ hợp kim magiê (có thể chống đạn) và tất cả các tính năng mà các nhiếp ảnh gia mong muốn. Về lý thuyết, bạn có thể đánh rơi D3x khi đi trên sườn núi, sau khi phủi bụi thì vẫn có thể cho chất lượng ảnh tốt hơn một chiếc máy ảnh rẻ tiền.
Hướng dẫn mua máy ảnh Nikon cũ
Không phải ai cũng có sẵn tài chính để mua máy ảnh mới với giá cao, chính vì vậy nhiều người nghĩ đến việc tìm mua máy ảnh cũ đã qua sử dụng, đặc biệt là dòng máy Nikon. Ưu điểm chính của máy ảnh cũ là sự hấp dẫn về giá cả và nếu cẩn thận, kĩ lưỡng bạn có thể tìm được những chiếc máy ảnh rất tốt, phù hợp với túi tiền và sở thích.
Một đặc điểm tương đối dễ thấy đối với những người yêu nhiếp ảnh là thường xuyên "lên đời" máy. Một chiếc máy ảnh có tuổi thọ tương đối dài (thường trên 10 năm), nhưng thời gian đó là quá nhiều cho phát triển các công nghệ mới tiên tiến. Vì thế nhiều người muốn bán máy ảnh cũ để nâng cấp lên máy ảnh mới, phù hợp với công nghệ hơn.
Bên cạnh đó còn có hai "nguồn" máy ảnh cũ nổi bật, một là những người yêu công nghệ và có tài chính tốt muốn đổi máy để thỏa mãn nhu cầu chạy theo mốt, và cũng để thỏa mãn niềm đam mê khám phá những công nghệ nhiếp ảnh tiên tiến nhất; hai là những người cần tiền gấp để đầu tư việc gì đó.
Khi mua máy ảnh cũ, bạn nên đến những cửa hàng có thương hiệu từ lâu, được nhiều người tin tưởng, phản hồi tốt. Giá máy ở đây có thể đắt hơn so với người dùng bán bên ngoài vì các cửa hàng sẽ bảo hành từ 3 – 6 tháng cho bạn nếu máy có trục trặc. Các cửa hàng này có địa chỉ cụ thể nên bạn cũng yên tâm hơn.
Bạn cũng có thể mua trực tiếp của chủ máy nếu cảm thấy tin tưởng, giá có vẻ tốt nhưng không được bảo hành lâu, thường thì bao test vài ngày đến một tuần. Máy hỏng thì trả lại, hoàn tiền.
Một vài lưu ý khi mua máy ảnh cũ
- Xác định rõ nhu cầu chính khi mua máy ảnh: điều này sẽ tác động đến giá cả, các phụ kiện đi kèm cũng như vòng đời của chiếc máy.
- Tìm hiểu báo giá máy mới tại các cửa hàng, khoanh vùng mẫu máy thật sự quan tâm để nắm được mức giá hợp lý.
- Tìm hiểu tính năng, phản hồi chất lượng của các dòng máy đó trước khi mua. Không nên mua dòng máy quá cũ, chất lượng phần cứng cũng như công nghệ không còn đảm bảo.
- Theo nhiều thợ sửa chữa, màn hình, ống kính và pin là những yếu tố dễ bị tác động nhất trong quá trình sử dụng, cần kiểm tra kĩ những yếu tố này.
Hình thức bên ngoài cũng cần được chú ý
Cần chú ý hình thức bên ngoài, những vết xước nhỏ tối thiểu là có thể chấp nhận được do quá trình sử dụng hoặc bị cọ xát vào các vật khác. Tuy nhiên vết nứt hở kẽ, vết xước dài hoặc bị móp thì khả năng là máy đã bị va đập mạnh.
- Kiểm tra ốc vít trên máy và trên ống kính xem có bị xước, toét ren không.
- Ống kính có bị bụi và xước không, thử zoom xa, zoom gần xem mô tơ có phát tiếng kêu to khác thường không, có bị lọc xọc không.
- Thử tất cả các nút xem có chắc tay không, các nút hoạt động có chính xác không, độ nhạy của các nút có tốt không đặc biệt là nút chụp.
- Nếu có thể yêu cầu người bán sạc đầy pin từ trước để có thể thử vận hành tại chỗ một khoảng thời gian đủ dài để kiểm tra kỹ, đồng thời xem có hiện tượng sụt pin không, pin có bị chai không. Sạc pin có được không.
- Kiểm tra màn hình LCD có điểm chết hay không, màn hình hiển thị chất lượng thế nào, chụp tờ giấy trắng xem có xuất hiện điểm đen không.
Chụp với chế độ tự động, trong điều kiện ánh sáng thấp xem flash hoạt động thế nào, có tự đánh không, mức độ bao phủ ánh sáng tốt không.
Phụ kiện đi kèm tốt nhất là còn đầy đủ: giấy tờ mua bán, thời điểm bảo hành đi kèm, vỏ hộp, cáp, đĩa CD, pin, thẻ nhớ… Lưu ý test sử dụng các phụ kiện này.
- Tìm hiểu kỹ về chiếc máy định mua và tư vấn của người hiểu biết
- Nhờ người có kinh nghiệm, hiểu biết về máy ảnh đi cùng để tư vấn.
- Kiểm tra sự chắc chắn của máy
- Kiểm tra chất lượng ảnh chụp
- Kiểm tra số lượng ảnh đã chụp
Tháo ống kính, đậy nắp thân máy và chụp 3 bức ở chế độ manual, chỉnh ISO thấp và thời gian chụp là 1/20 giây. Nếu bức hình chép ra máy tính có đốm xanh, đỏ, thì nên xem xét lại trước khi mua.
Với ống kính đi kèm máy, kiểm tra khả năng lấy nét, tốc độ chụp, xem có bị bụi bẩn không.
Kiểm tra tất cả các nắp đậy và các cổng kết nối xem có vấn đề gì không, nếu có rỉ sét hoặc bụi bẩn thì chứng tỏ máy không được quan tâm dọn dẹp cho lắm.
Tuổi thọ của máy ảnh ống kính rời thông thường ở khoảng 100 – 150 nghìn shot. Nếu máy đã chụp khoảng gần 100 nghìn shot thì nên cân nhắc việc mua máy. Có thể dùng các chương trình để kiểm tra số kiểu đã chụp. Với Canon, phần mềm phổ biến nhất là EOSinfo nhưng có những hãng không có phần mềm để kiểm tra.
Nên mua thêm những thiết bị để bảo vệ, bảo quản máy như hộp chống ẩm, túi đựng chống va đập, kính lọc, hood che.
Trên đây là một số lưu ý, một chiếc máy ảnh có giá trị không phải là nhỏ, nó còn bao gồm cả sự đam mê nghệ thuật trong đó nên các bạn đừng ngại mất thời gian mà tìm hiểu thật kỹ về chiếc máy trước khi quyết định mua. Chúc các bạn luôn sáng tạo và đam mê với chiếc máy ảnh của mình.
Cách chọn mua máy ảnh Nikon cũ giá rẻ chất lượng tốt nhất
Lẽ dĩ nhiên, mua một món đồ mới tinh, có xuất xứ rõ ràng, được bảo hành trong thời gian dài sẽ mang lại tâm lý yên tâm hơn rất nhiều cho người sử dụng. Khi mua máy ảnh kỹ thuật số Nikon cũ giá rẻ chất lượng, người mua cần kiểm tra số lần chụp của máy bên cạnh việc xem cảm biến, ống kính đi kèm hay màn hình LCD.
Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng quan điểm “hàng secondhand không tốt” không phải lúc nào cũng đúng. Đặc biệt là với thị trường máy ảnh số. Mặt khác, đây còn là phương án hợp lý cho những người đam mê nhiếp ảnh, mới bước chân vào “con đường DSLR” nhưng điều kiện kinh tế không thật sự dư dả để có thể nhảy vào cuộc chạy đua công nghệ.
Vì sao chọn máy ảnh Nikon cũ?
Khái niệm “hàng cũ” được hiểu là những mặt hàng đã qua (ít nhất) một đời chủ. Nhiều người cho rằng chất lượng của những món hàng secondhand( hàng cũ)là không đáng tin cậy, bởi vì trước khi đến tay mình, không thể biết được người chủ cũ đã sử dụng và bảo quản món đồ đó như thế nào, cũng như rất khó để biết được nó còn nguyên bản hay không, có bị hỏng hóc gì hay không.
Thực tế cho thấy việc “treo đầu dê bán thịt chó”, thay đổi linh kiện, lừa đảo khi rao bán các món đồ điện tử cũ là có thật. Tuy nhiên với thị trường máy ảnh, cụ thể là thị trường máy ảnh ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân mà các thiết bị máy ảnh cũ được ưa chuộng và đáng tin cậy.
Bạn mua máy ảnh cũ có thể tiết kiệm được 30% chi phí, quang trọng hơn bạn sẽ rất thuận tiện cho việc đổi máy sau này. ví dụ:
bạn mua một máy ảnh cũ canon 60D, giá mới thị trường là 20tr, khi đó bạn mua máy cũ chất lượng còn tốt 97%-99% giá giao động ở mức 14tr- 16tr. Như vậy bạn đã giảm chi phí đến 3tr-4tr, sau vài tháng sử dụng bạn cảm thấy nhu cầu cần thay 1 model cao hơn. khi đó bạn bán lại bạn chỉ lỗ 1 ít, vì luc này bạn không phải lỗ khoảng 30% từ giá máy ảnh mới với máy ảnh cũ nữa mà bạn cũng chỉ lỗ phần trượt giá của thị trường máy ảnh
Vì sao chọn máy ảnh secondhand?
Khái niệm “secondhand” được hiểu là những mặt hàng đã qua (ít nhất) một đời chủ. Nhiều người cho rằng chất lượng của những món hàng secondhand là không đáng tin cậy, bởi vì trước khi đến tay mình, không thể biết được người chủ cũ đã sử dụng và bảo quản món đồ đó như thế nào, cũng như rất khó để biết được nó còn nguyên bản hay không, có bị hỏng hóc gì hay không.
Thực tế cho thấy việc “treo đầu dê bán thịt chó”, thay đổi linh kiện, lừa đảo khi rao bán các món đồ điện tử cũ là có thật. Tuy nhiên với thị trường máy ảnh, cụ thể là thị trường máy ảnh ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân mà các thiết bị chụp ảnh secondhand được ưa chuộng và đáng tin cậy. Cụ thể là:
Nhu cầu “lên đời”: Máy ảnh là một vật dụng có tuổi thọ và độ bền tương đối lâu dài. Trừ các trường hợp xảy ra va đập, rơi vỡ, dính nước, v…v.. một chiếc máy ảnh hiếm khi “qua đời” trong khoảng thời gian dưới 10 năm đối với nhu cầu sử dụng bình thường. Trong khi đó một thập kỷ là quãng thời gian quá dài cho những bước tiến phát triển của công nghệ. Đó là lý do đa số người sử dụng máy ảnh ở Việt Nam rao bán máy, nhằm thu hồi lại một khoản tiền tái đầu tư vào chiếc máy mới, được áp dụng những công nghệ mới hơn từ nhà sản xuất.
Sở thích chơi máy: Đây là những người được gọi vui là chơi máy chứ không phải chơi ảnh. Bởi điều kiện kinh tế dư dả, nhiều khi họ mua một sản phẩm mới ra mắt về chỉ để thỏa mãn niềm vui được “đập hộp”, nghiền ngẫm những tính năng mới của sản phẩm đó, rồi lại bán chúng đi do không có nhu cầu “lên đời” như ở trên.
Cần tiền nên bán: Cần tiền ở đây có thể để đầu tư cho công việc khác (“rửa tay gác kiếm”), cũng có thể là để mua các thiết bị khác phục vụ một nhu cầu nhiếp ảnh riêng biệt nào đó. Ví dụ như một người đang chuyên về nhiếp ảnh thời trang sẽ bán đi những chiếc lens có tiêu cự tele cố định (tele prime) để gom tiền mua các loại lens góc rộng (wide-angle lens) nếu công việc mới tuyển dụng của họ liên quan tới nhiếp ảnh kiến trúc. Tương tự như vậy, người chơi ảnh chân dung rất có thể sẽ chuyển từ thân máy Canon sang Nikon nếu một ngày đẹp trời bỗng dưng muốn nghiên cứu thể loại ảnh phong cảnh.
Bởi các yếu tố trên mà trong 10 chiếc máy ảnh / ống kính máy ảnh secondhand được rao trên mạng cũng như tại các camera shop, chí ít cũng phải có 7 chiếc là máy ảnh / ống kính máy ảnh còn sử dụng rất tốt. Rõ ràng đó là một lựa chọn hợp lý cho những người muốn sắm một combo (thân máy và ống kính) để chụp ảnh nhưng túi tiền lại không dư dả. Điều quan trọng ở đây là bạn phải biết cách để kiểm tra tình trạng máy, và trả một cái giá đúng, tránh mua hớ, hay mua phải hàng kém chất lượng.
Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ cùng vòng đời ngắn ngủi của mỗi chiếc máy ảnh, thị trường máy ảnh cũ đang rất sôi động. Người mua có thể kiếm được những máy ảnh rẻ tiền mà còn gần như là cao cấp nhất do người chơi "dùng lướt".
Dưới đây là một số kinh nghiệm khi chọn máy ảnh cũ.
- Kiểm tra số lần chụp bằng cửa trập
Thông thường cửa trập của các máy ảnh DSLR có tuổi thọ nhất định dựa trên số lần sử dụng, được các hãng máy ảnh công bố (dao động từ 100.000 hay 150.000 lần). Vì thế, khi mua máy cũ, cần lưu tâm hỏi ngay người bán hàng về thông số này.
Nếu có điều kiện cầm thực tế, có thể kiểm tra sơ bộ thông số bằng cách chụp và xem số thứ tự tên file ảnh. Nhưng cách này thực chất cũng không mấy tin cậy do các máy ảnh sau này đều có thể đánh lại từ đầu số tên file.
Phương pháp thứ hai là dùng các phần mềm từ các hãng thứ ba, như EOSInfo cho máy Canon. Ngoài ra, các phần mềm đọc ảnh EXIF với các thông số siêu dữ liệu kèm ảnh cũng có thể cho biết số lần cửa trập đã sử dụng.
Người mua cũng nên kiểm tra qua những yếu tố mang tính trực quan như chụp thử ở nhiều tốc độ cửa trập khác nhau để xem tiếng trập có đanh gọn hay không, có những âm thanh bất thường nàohay có bị kẹt chỗ nào không.
- Kiểm tra cảm biến
Cảm biến cũng cần được kiểm tra xem có bị dính bụi hay mạt bằng cách chụp một hình toàn màu trắng (giấy, tường hay bầu trời) với độ mở hẹp (f/22 chẳng hạn), rồi phóng to trên máy tính xem có vết đen hay vết bẩn nào không.
Hoặc cũng có thể kiểm tra bằng mắt thường bằng cách khóa gương lật và xem kỹ bề mặt cảm biến lộ ra có bị bụi hay xước.
- Kiểm tra ống kính
Nhiều người bán có thể bán kèm ống kit theo thân máy cũ hoặc một ống kính nào đó. Nếu muốn mua, trước tiên hãy kiểm tra kỹ bằng mắt thường xem ở phía trước hay phía sau thấu kính có bị xước hay bụi. Nếu ống kính có vòng chỉnh độ mở cơ học, kiểm tra xem các lá thép có di chuyển mượt mà hay không.
Vấn đề đáng lưu tâm nhất đối với chất lượng thấu kính là nấm mốc. Ngoài việc xem xét trực tiếp, hãy khéo léo hỏi người bán về cách bảo quản ống kính để xem họ có cất trong tủ chống ẩm không hay chỉ để trong túi máy ảnh trong thời gian dài.
Nhớ kiểm tra luôn cả vỏ bề ngoài hay vòng xoay ống kính. Nếu là ống zoom, thử xoay ra xoay vào để xem chuyển động, sau đó lắp vào thân máy và chụp thử với các khoảng lấy nét khác nhau để kiểm tra tốc độ và độ chính xác của motor nét.
- Kiểm tra màn hình LCD
Màn hình LCD của máy ảnh cũng cần phải được xem xét xem có dấu hiệu xây xước hay hỏng hóc gì. Chụp thử những tấm hình với một màu duy nhất để tìm xem liệu có điểm chết nào xuất hiện hay không.
Màu sắc trên màn LCD này nếu kém tươi tắn hoặc hoạt động chập chờn chứng tỏ máy cũng đã dùng một thơi gian nhiều hặoc được dùng quá liên tục. Đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để có thể xác định mức giá chính xác cho độ cũ mới của máy ảnh.
- Kiểm tra độ mòn
Một cách khác kiểm tra việc máy ảnh có được sử dụng thường xuyên hay không là bạn có thể xem bề mặt của nút chụp ảnh có bị bóng nhẫy do mòn hay bị bong tróc. Bạn có thể xem thêm cả nắp ống kính và dây đeo xem đã sờn chưa. Do gần như được sử dụng cùng lúc với máy ảnh nên độ cũ của các chi tiết này có thể góp phần giúp bạn xác định tuổi thọ thực sự của máy.
- Kiểm tra linh kiện đi kèm
Nhiều người bán chỉ kèm những phụ kiện tối thiểu như pin, xạc… Hãy kiểm tra xem những phụ kiện này có hoạt động không. Đôi khi gặp may bạn có thể có được một bộ phụ kiện đầy đủ như mới, chưa kể còn được tặng thêm đầu đọc thẻ, pin dự phòng hay thẻ nhớ dự phòng nữa.
- Kiểm tra bảo hành
Một số cửa hàng bán đồ cũ có thể đưa ra những thời hạn bảo hành nhất định tại cửa hàng. Mua trực tiếp từ cá nhân có thể không có bảo hành, nhưng cũng có thể vẫn còn bảo hành chính hãng của nhà sản xuất. Hãy luôn nhớ hỏi về chính sách bảo hành của sản phẩm cũ, nếu cần hỏi luôn cả hóa đơn mua hàng trong trường hợp cần đối chiếu.
Với một số kinh nghiệm trên cùng với một chút tính cẩn thận, bạn sẽ tìm được chiếc máy ảnh ưng ý cho mình mà không quá lo lắng vấn đề ngân sách.
Tìm mua máy ảnh kỹ thuật số Nikon cũ giá rẻ chất lượng mới nhất ở đâu?
Xem Máy ảnh kỹ thuật số Nikon cũ giá rẻ chất lượng hiện đại, mới nhất tại Muabannhanh.com. Để mua bán Máy ảnh kỹ thuật số Nikon cũ giá rẻ chất lượng hiệu quả, hãy xem ngay: Máy ảnh kỹ thuật số
Nguồn: http://mayanhkythuatso.vn/may-anh-ky-thuat-so-nikon-cu-gia-re-chat-luong-112.html