Mẫu nhà ống đẹp 2 tầng - Sơn đuổi muỗi Antimos
Theo xu hướng thời hiện đại thì những mẫu nhà ống 2 tầng đẹp đang được xây dựng và tìm kiếm nhiều nhất, những kiến trúc hiện đại với kiểu dáng khác nhau, cách trang trí hài hòa, tinh tế.
Mẫu nhà ống 2 tầng đẹp sang trọng
Tại các đô thị lớn rất dễ bắt gặp các mẫu nhà ống đẹp, để có 1 không gian nhà đẹp thì cách thiết kế như cách bài trí hợp lý là rất quan trọng.
Một mẫu nhà ống 2 tầng đẹp phù thuộc vào các yêu như :
- Diện tích xây dựng lên 1 ngôi nhà phải phù hợp.
- Cách bố trí các phòng gọn gàng, thẩm mỹ, không quá cầu kỳ.
- Một sân vườn đẹp, thoáng mát trên trên thượng là rất hợp lý.
Xin giới thiệu các mẫu nhà ống 2 tầng đẹp mới nhất hiện nay :
Kiến trúc mẫu nhà ống 2 tầng đẹp với cách bố trí phong thủy đẹp–Mẫu 1.
Kiến trúc mẫu nhà ống 2 tầng đẹp không gian hài hòa, sống động–Mẫu 2.
Kiến trúc mẫu nhà ống 2 tầng đẹp, nhà với phần sân thượng thiết kế sân vườn rất tinh tế–Mẫu 3.
Kiến trúc mẫu nhà ống 2 tầng đẹp, thiết kế gara xe hơi rộng rãi, cửa kiếng cao cấp–Mẫu 4.
Kiến trúc mẫu nhà ống 2 tầng đẹp, không gian thoáng mát với cây xanh–Mẫu 5.
Ngoài ra, để thiết kế những mẫu nhà ống đẹp 2 tầng và tươi mát hơn bạn nên chọn sơn tường với gam màu sáng và tươi mát. Đặc biệt thị trường mua bán sơn nước đã xuất hiện dòng sản phẩm sơn nước cao cấp thế hệ mới không những cho màu sơn đẹp mà còn có khả năng đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả
Những nguyên tắc ít người biết về xây dựng thiết kế nhà ống
Đặc trưng của nhà ống là hẹp về chiều ngang và diện tích chủ yếu phụ thuộc vào chiều dài nên loại hình nhà ở này làm đau đầu không ít gia chủ khi nghĩ đến vấn đề xây dựng thiết kế. Những sai lầm khi xây dựng thiết kế nhà ống đều xuất phát từ nguyên nhân gia chủ không nắm rõ được các nguyên tắc cơ bản quan trọng khi xây dựng thiết kế công trình nhà ở này. Cùng Blog Mua Bán Nhanh phân tích các nguyên tắc thiết kế xây dựng nhà ống bên dưới:
- Nguyên tắc thiết kế thoáng đãng, giàu sinh khí
Bố trí nội thất sao cho gọn gàng? Tạo không gian rộng rãi, tiện nghi? Rất nhiều gia chủ nghĩ đến những điều này trước tiên khi trao đổi với kiến trúc sư thiết kế nội thất. Trên thực tế, nguyên tắc đầu tiên bạn cần biết đó là sự thoáng đãng, giàu sinh khí mà ngôi nhà mang lại.
Do đó, thiết kế nội thất nhà ống phải từ bỏ quan niệm tận dụng triệt để mặt bằng. Việc dành một diện tích phù hợp cho thông gió và đưa ánh sáng vào nhà, dù phòng ở có bị thu hẹp, là rất cần thiết. Điều này không những tạo ra cảm giác thoải mái cho người ở mà còn đảm bảo được các vấn đề về sức khỏe.
Để có được không gian sống đó, nhà ống nhất thiết phải có giếng trời. Tuy nhiên, thông thường để thuyết phục gia chủ tốn vài m2 "khoét" giếng trời là việc vô cùng khó. Họ thường cho rằng giếng trời chỉ là nơi để tăng ánh sáng tự nhiên cho cả ngôi nhà chứ không nghĩ rằng, không gian giếng trời thu hút sinh khí cho các phòng còn lại.
- Nguyên tắc phương hướng – Thầy phong thủy và kiến trúc sư
Khi xây dựng một ngôi nhà, hầu hết các gia chủ đều đi xem phong thủy, gặp các “thầy” địa lý để biết cách bố trí hướng nhà, hướng các phòng ốc để đảm bảo các yếu tố phong thủy. Điều này không có gì sai, nhưng đôi khi việc này lại làm khổ các kiến trúc sư đang thiết kế cho ngôi nhà của bạn.
Bạn nên biết rằng một kiến trúc sư giỏi sẽ nắm vững các nguyên tắc phong thủy khi thiết kế nên các bản thiết kế, ngoài việc tính toán diện tích, phân chia phòng ốc, họ cũng đã đảm bảo được các nguyên tắc phong thủy tối thiểu trong đó. Những thay đổi “thầy” phong thủy đề xuất như lắp thêm cửa, thay đổi vị trí phòng ốc, không cho xây giếng trời…nếu phá vỡ các nguyên tắc xây dựng thiết kế khoa học thì sẽ đem lại sự thiếu ổn định cho ngôi nhà của bạn sau này. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và nếu có điều kiện, hãy làm việc với một kiến trúc sư giỏi chứ không phải là một thầy phong thủy.
- Nguyên tắc hòa hợp với các nhà xung quanh
Nhà ống chen chúc và chật chội, nhà này sát nhà kia, đôi khi còn chung nhau bức tường. Do đó khi thiết kế bạn nên lưu ý sao cho không ảnh hưởng đến những nhà xung quanh. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng cũng khó khăn hơn vì chắc chắn không tránh khỏi làm phiền người hàng xóm của bạn. Điều trước tiên nên làm là nói chuyện và thương lượng với các nhà lân cận trước khi khởi công. Công việc này không bao giờ thừa vì chắc chắn sẽ va chạm trong quá trình xây dựng.
- Chủ nhà không can thiệp sâu vào thiết kế
Đây không chỉ là việc riêng trong xây dựng nhà ống. Sự can thiệp quá sâu của gia chủ có thể dẫn tới nhà không hợp lý vì khó bao quát tổng thể. Một số chủ nhà khi có bản vẽ bắt đầu thêm bớt, thay đổi phòng, tận dụng đất... rồi tự họ nhốt mình vào cái hộp kín bưng. Chủ nhà đòi sao chép lại một mặt tiền nhà đã trông thấy mà quên đi sự kết hợp giữa bên trong và ngoài, dẫn đến sự khập khiễng.
Chủ nhà cần nên nhớ điều này: nếu bạn can thiệp quá sâu vào thiết kế, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên manh mún, thiếu sự đồng đều về phong cách và bố trí, nghiêm trọng hơn có thể phá vỡ kiến trúc nhất quán định sẵn ban đầu và gây ra sự kém bền vững về mặt kết cấu, độ vững chãi của công trình.
Chấp nhận những nguyên tắc này như một quy luật tất yếu trong xây dựng và thiết kế nhà ống, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xây nên ngôi nhà mơ ước của mình.
Nếu bạn đang là một gia chủ đang muốn cải thiện ngôi nhà của mình bằng việc thiết kế và sắm mới nội thất, có thể bạn lưu tâm đến vấn đề không gian – vấn đề muôn thuở của các thiết kế nhà ống. Trên thực tế, chỉ cần biết thiết kế nội thất hợp lý là bạn đã có một không gian sống gọn gàng, thoải mái. Một vài mẹo sau đây của Blog Mua Bán Nhanh có thể giúp bạn cải thiện ngôi nhà của mình đẹp và gọn hơn nhờ thiết kế nội thất
Tiết kiệm không gian cho ngôi nhà ống của bạn nhờ thiết kế nội thất
- Phân chia không gian sống
Có thể bạn đang nghĩ, một căn nhà chật chội thì càng phải tận dụng sao cho với cùng một diện tích, bạn càng nhồi nhét nhiều tiện ích sống càng tốt. Ví dụ như phòng khách phải kiêm cả phòng ăn, phòng ngủ kiêm luôn phòng làm việc… Điều này đúng, tuy nhiên khi bạn sắp xếp, bố trí nội thất, hãy cố gắng tách bạch từng không gian càng tốt. Sử dụng các vật liệu cách âm, rèm cửa, cửa kéo tiện dụng để tạo tính riêng tư cho từng khoảng không gian trong nhà. Thiết kế bàn ghế, tủ để đồ có kích thước nhỏ gọn hơn, thấp hơn để tạo cảm giác rộng rãi. Có thể dùng giường xếp để thu gọn vào khi không cần dùng.
Lúc này bạn sẽ cảm giác được sự thư giãn thực sự so với việc nhập nhằng nhà bếp với giường ngủ kế bên, phòng khách tận dụng làm bàn học hoặc làm việc… Điều này còn ảnh hưởng không tốt đến phong thủy.
- Tận dụng các góc hẹp, gầm cầu thang, ban công
Bạn đã thử làm một kho để đồ nho nhỏ ở gầm cầu thang? Treo móc áo quần ở góc phòng, nơi ít ai nhìn thấy để tạo cảm giác gọn gàng? Để các vật dụng không cần thiết, cồng kềnh như dụng cụ làm vườn, dụng cụ vệ sinh nhà cửa, dụng cụ sửa chữa… ở ngoài ban công cũng là một cách tận dụng không gian tối ưu.
Khi tận dụng các góc diện tích có vẻ như “thừa thãi” trong nhà này, lưu ý đến vấn đề vệ sinh và tránh gây ẩm mốc, tạo điều kiện cho các loài côn trùng, chuột, gián sinh sôi, trú ngụ.
- Bố trí gác lửng
Nhiều ngôi nhà có không gian hẹp là bởi vì không có điều kiện để xây thêm lầu 1, lầu 2 nữa mà chỉ dừng lại ở lầu trệt. Khi này, bạn có thể tăng diện tích ở bằng bố trí một gác lửng nhỏ để chứa đồ đạc hoặc đặt làm nơi làm việc, phòng ngủ cho con trai mới lớn chẳng hạn… Chỉ cần đầu tư một chút, bạn sẽ thấy không gian sống được cải thiện rất nhiều.
- Sử dụng gam màu sáng
Điều này hiển nhiên là tạo cảm giác rộng rãi hơn. Nội thất màu sáng phản xạ ánh sáng tốt hơn do đó không gian sáng sủa hơn khi bạn nhìn vào một ngôi nhà có thiết kế nội thất như vậy.
Tìm dịch vụ thiết kế nhà ống uy tín, chất lượng ở đâu?
Tìm dịch vụ thiết kế nhà ống tại MuaBanNhanh.com. Để biết thêm thông tin về các dịch vụ thiết kế nhà ống hãy xem ngay: Thiết kế nhà
Nguồn: https://blog.muabannhanh.com/mau-nha-ong-dep-2-tang/61284